Intel ra thế hệ chip mới

Tổng hợp về Core i thế hệ 8 (Coffee Lake) - Intel phản đòn AMD với i7, i5 6 nhân, i3 4 nhân.

Thời đại số

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm thay đổi cả chính cá nhân, xã hội, chính trị, kinh tế, doanh nghiệp trong hiện tai và tương lai.

Top 5 chứng chỉ bảo mật

Có thể thấy, loại hình tội phạm an toàn thông tin ngày càng trở nên tinh vi và dưới nhiều cách thức mới, do vậy việc tuyển dụng những chuyên gia Bảo mật có trình độ cao là một nhu cầu cấp bách đối với các tổ chức, ngân hàng và doanh nghiệp.

Hệ thống bảo mật

Xây dựng nền tảng an toàn và bảo mật cho hệ thống mạng

Tấn công mạng với quy mô lớn

Một cuộc tấn công mạng quy mô lớn vừa diễn ra, hàng loạt trang web nổi tiếng thế giới không thể truy cập.

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2018

Một cuộc tấn công mạng quy mô lớn vừa diễn ra, hàng loạt trang web nổi tiếng thế giới không thể truy cập

Một cuộc tấn công mạng quy mô lớn vừa diễn ra, hàng loạt trang web nổi tiếng thế giới không thể truy cập



Người dùng Internet trên toàn thế giới, nhưng phần lớn là ở Mỹ, vừa cho biết hàng loạt các trang web hàng đầu thế giới đã không thể tải được.
Các trang web bị ảnh hưởng bao gồm Amazon, Twitter, Etsy, Github và Spotify.
Tình trạng này vẫn đang diễn ra, nhưng nó cho thấy có điều gì đó đang xảy ra với hệ thống các máy chủ DNS.

DNS (Domain Name Servers: các máy chủ tên miền) là một thành phần cốt lõi cho xương sống của Internet. Chúng sẽ dịch các tên miền mà bạn gõ vào trình duyệt, ví dụ như businessinsider.com, thành các địa chỉ IP để máy tính có thể hiểu.
Khi tình trạng này xảy ra, Dyn, một máy chủ cung cấp DNS chính, đang phải chịu một cuộc tấn công DDoS, hay còn gọi là Tấn công từ chối dịch vụ. Về cơ bản, điều này có nghĩa là các hacker đang làm ngập các máy chủ của Dyn với những dữ liệu vô ích và các truy vấn tải trang liên tục. Điều đó cũng ngăn cản việc máy tính nhận được các dữ liệu có ích – ví dụ như địa chỉ IP của Twitter.
GitHub cũng cho biết, họ dường như đang gặp vấn đề với máy chủ DNS của mình.
Dyn đã đăng tải trên website của mình về sự việc trên:
Từ lúc 11h10 (theo giờ UTC, tương đương 18h 10 phút ở Việt Nam) ngày 21 tháng Mười năm 2016, chúng tôi bắt đầu theo dõi và hạn chế một cuộc tấn công DDoS nhằm vào cơ sở hạ tầng DNS của chúng tôi. Một số khách hàng có thể sẽ gặp phải tình trạng độ trễ gia tăng khi truy vấn DNS, và đường truyền trong vùng bị chậm lại trong thời gian này. Chúng tôi sẽ đăng tải các cập nhật tình hình khi thông tin trở nên rõ ràng hơn.”
Sau đó họ đã cập nhật tình hình với một status của mình:
Cuộc tấn công này chủ yếu ảnh hưởng đến bờ Đông nước Mỹ và đang tác động đến các khách hàng của Managed DNS trong khu vực này. Các kỹ sư của chúng tôi đang tiếp tục làm việc để hạn chế tình trạng này.”
Cập nhật của Dyn cho biết dịch vụ của họ đã trở lại bình thường vào lúc 9h37 phút sáng (theo giờ ET):
Các dịch vụ đã được khôi phục lại bình thường vào lúc 13h 30 phút (theo giờ UTC, tương đương 20h 30 phút ở Việt Nam).”
CNBC cho biết Amazon cũng đã tiến hành điều tra vụ việc này. “Amazon và DynDNS đang điều tra các báo cáo về việc mất Internet trên bờ Đông nước Mỹ, giữa lúc hàng loạt các website quan trọng không hoạt động bình thường.”
Vào đầu tháng này, nước Mỹ đã chuyển giao quyền giám sát DNS cho một tổ chức phi lợi nhuận của quốc tế, một bước thay đổi sau hơn 20 năm phổ biến Internet trên toàn thế giới.
Dưới đây là bản đồ những khu vực bị mất Internet vào lúc 9h 20 phút sáng theo giờ ET:


Theo Hacker News và các báo cáo khác, những trang web bị ảnh hưởng bao gồm: Dyn, Twitter Etsy, GitHub, Soundcloud, Spotify, Heroku, Pageduty, Shopify, Okta, Zendesk, Business Insider.
                                                                                                                                                Nguồn: Genk.vn

Xây dựng nền tảng an toàn và bảo mật cho hệ thống mạng

Xây dựng nền tảng an toàn và bảo mật cho hệ thống mạng


Khi xem xét mọi vấn đề, nơi tốt nhất để khởi đầu chính là các căn bản – bài viết này sẽ trình bày 6 bước cơ bản để giúp bạn bảo mật hệ thống mạng của mình tốt hơn.
Bước 1: Thành lập bộ phận chuyên trách về vấn đề bảo mật

Bất kỳ kế hoạch bảo mật nào cũng cần sự hỗ trợ trên nhiều phương diện khác nhau, nếu muốn đạt được thành công. Một trong những phương thức tốt nhất để có thể được sự hỗ trợ là nên thiết lập một bộ phận chuyên trách về vấn đề bảo mật. Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm trước công ty về các công việc bảo mật.
Mục đích trước tiên của bộ phận này là gây dựng uy tín với khách hàng. Hoạt động của bộ phận này sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy yên tâm hơn khi làm việc hoặc sử dụng các dịch vụ của công ty. Bộ phận này có trách nhiệm thường xuyên cung cấp các lưu ý, cảnh báo liên quan đến an toàn bảo mật thông tin nhằm tránh các rủi ro đáng tiếc cho khách hàng và công ty.
Bộ phận này còn có trách nhiệm tìm hiểu, đưa ra giải pháp, cơ chế bảo mật cho toàn công ty. Sẽ là hiệu quả và xác thực hơn khi công việc này được thực hiện bởi chính đội ngũ trong công ty thay vì đi thuê một công ty bảo mật khác thực hiện.
Cuối cùng, một bộ phận chuyên trách về vấn đề bảo mật có thể thay đổi cách làm, cách thực hiện công việc kinh doanh của công ty để tăng tính bảo mật trong khi cũng cải tiến được sức sản xuất, chất lượng, hiệu quả và tạo ra sức cạnh tranh của công ty. Ví dụ, chúng ta hãy nói đến VPN (Virtual Private Network), đây là một công nghệ cho phép các nhân viên đảm bảo an toàn khi đọc email, làm việc với các tài liệu tại nhà, hay chia sẻ công việc giữa hai nhân viên hay hai phòng ban.

Bước 2: Thu thập thông tin
Bất kỳ kế hoạch bảo mật nào cũng cần sự hỗ trợ trên nhiều phương diện khác nhau, nếu muốn đạt được thành công. Một trong những phương thức tốt nhất để có thể được sự hỗ trợ là nên thiết lập một bộ phận chuyên trách về vấn đề bảo mật. Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm trước công ty về các công việc bảo mật.
Mục đích trước tiên của bộ phận này là gây dựng uy tín với khách hàng. Hoạt động của bộ phận này sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy yên tâm hơn khi làm việc hoặc sử dụng các dịch vụ của công ty. Bộ phận này có trách nhiệm thường xuyên cung cấp các lưu ý, cảnh báo liên quan đến an toàn bảo mật thông tin nhằm tránh các rủi ro đáng tiếc cho khách hàng và công ty.


Bộ phận này còn có trách nhiệm tìm hiểu, đưa ra giải pháp, cơ chế bảo mật cho toàn công ty. Sẽ là hiệu quả và xác thực hơn khi công việc này được thực hiện bởi chính đội ngũ trong công ty thay vì đi thuê một công ty bảo mật khác thực hiện.
Cuối cùng, một bộ phận chuyên trách về vấn đề bảo mật có thể thay đổi cách làm, cách thực hiện công việc kinh doanh của công ty để tăng tính bảo mật trong khi cũng cải tiến được sức sản xuất, chất lượng, hiệu quả và tạo ra sức cạnh tranh của công ty. Ví dụ, chúng ta hãy nói đến VPN (Virtual Private Network), đây là một công nghệ cho phép các nhân viên đảm bảo an toàn khi đọc email, làm việc với các tài liệu tại nhà, hay chia sẻ công việc giữa hai nhân viên hay hai phòng ban.
Trước khi đưa ra các thông báo mô tả thực hiện bảo mật, bạn phải lường được mọi tình huống sẽ xảy ra, không chỉ bao gồm toàn bộ các thiết bị và hệ thống đi kèm trong việc thực hiện bảo mật mà còn phải kể đến cả các tiến trình xử lý, các cảnh báo bảo mật, sự thẩm định hay các thông tin cần được bảo vệ. Điều này rất quan trọng khi cung cấp một cái nhìn bao quát về hệ thống bảo mật của công ty. Sự chuẩn bị này cũng nên tham chiếu tới các chính sách bảo mật cũng như các hướng dẫn thực hiện của công ty trong vần đề an toàn bảo mật. Phải lường trước được những gì xảy ra trong từng bước tiến hành của các dự án.
Để kiểm tra mức độ yếu kém của hệ thống, hãy bắt đầu với những vấn đề có thể dẫn tới độ rủi ro cao nhất trong hệ thống mạng của bạn, như Internet. Hãy sử dụng cơ chế bảo mật bên ngoài từ sản phẩm của một hãng có danh tiếng, có thể cung cấp thông tin cần thiết để ước lượng mức bảo mật hiện tại của công ty bạn khi bị tấn công từ Internet. Sự thẩm định này không chỉ bao gồm việc kiểm tra các lỗ hổng, mà còn gồm cả các phân tích từ người sử dụng, hệ thống được kết nối bằng VPN, mạng và các phân tích về thông tin công cộng sẵn có.
Một trong những cân nhắc mang tính quan trọng là thẩm định từ bên ngoài vào. Đây chính là điểm mấu chốt trong việc đánh giá hệ thống mạng. Điển hình, một công ty sử dụng cơ chế bảo mật bên ngoài, cung cấp các dịch vụ email, Web theo cơ chế đó, thì họ nhận ra rằng, không phải toàn bộ các tấn công đều đến từ Internet. Việc cung cấp lớp bảo mật theo account, mạng bảo vệ bản thân họ từ chính những người sử dụng VPN và các đồng nghiệp, và tạo ra các mạng riêng rẽ từ các cổng truy cập đầu cuối là toàn bộ các ưu thế của cơ chế này.
Cơ chế bảo mật bên trong cũng giúp việc quản lý bảo mật công ty được tốt hơn. Bằng cách kiểm tra toàn bộ công việc kinh doanh, các cơ chế chính sách, các quá trình xử lý, xác thực dữ liệu tương phản với những gì được mô tả, hay sự tương thích với những chuẩn đã tồn tại được thẩm định. Cơ chế bảo mật bên trong cung cấp thông tin một cách chi tiết tương tự như việc khảo sát kỹ lưỡng phạm vi ở mức sâu hơn, thậm chí bao gồm cả việc phá mã mật khẩu và các công cụ phân tích hệ thống để kiểm tra tính tương thích về chính sách trong tương lai.
                                                                                                                  Nguồn: mualaptop.com

Top 5 chứng chỉ bảo mật

Top 5 chứng chỉ bảo mật


Có thể thấy, loại hình tội phạm an toàn thông tin ngày càng trở nên tinh vi và dưới nhiều cách thức mới, do vậy việc tuyển dụng những chuyên gia Bảo mật có trình độ cao là một nhu cầu cấp bách đối với các tổ chức, ngân hàng và doanh nghiệp.
Khi cân nhắc những ứng cử viên tiềm năng trong lĩnh vực bảo mật thông tin, nhà tuyển dụng đánh giá chứng chỉ như một thước đo sự vượt trội về chất lượng của ứng viên. Chứng chỉ là sẽ là lợi thế để bạn khẳng định chuyên môn của mình cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có trình độ và đã được đào tạo bài bản


Bảng tổng hợp 5 chứng chỉ bảo mật được các nhà tuyển dụng tìm kiếm nhiều nhất.
Sau đây là Top 5 chứng chỉ về Bảo mật được đánh giá cao nhất năm 2016:
1.    CompTIA Security+
CompTIA Security + là một chứng chỉ được đánh giá cao với hơn 250.000 người được cấp chứng Người sở hữu chứng chỉ Security + được công nhận có kỹ năng xuất sắc, kiến thức và chuyên môn sâu rộng trong nhiều lĩnh vực liên quan đến bảo mật.
Tên chứng chỉ
CompTIA Security+   
Điều kiện tiên quyết và khóa học yêu cầu 
 Không có. CompTIA khuyến khích nên có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong việc quản trị IT ( đặc biệt là bảo mật)và chứng chỉ Network+ trước khi bắt đầu kỳ thi Security+ 
Số môn thi
01 môn thi: SYO-401
Lệ phí thi
$302 USD (CompTIA Academy giá $191)
Tham khảo
2.    CEH: Certified Ethical Hacker
Certified Ethical Hacker (CEH) được cấp bởi hãng EC-Council là chứng chỉ mà bất cứ chuyên gia công nghệ thông tin nào muốn theo đuổi sự nghiệp bảo mật cần phải trang bị cho mình. Những chuyên gia sở hữu chứng chỉ CEH có kiến thức và kỹ năng trong các lĩnh vực như kiểm tra thăm dò mạng lưới, điều tra, Trojans, virus, ngăn chặn tấn công hệ thống, tấn công trang chủ, mạng không dây và các ứng dụng web, thâm nhập SQL, mật mã, thâm nhập thử nghiệm, lẩn tránh IDS, tường lửa....
Tên chứng chỉ
Certified Ethical Hacker (CEH)
Điều kiện tiên quyết và khóa học yêu cầu
Khuyến khích Ứng viên tham gia các khóa đào tạo. Nếu không tham gia các khóa đào tạo, ứng viên phải có nền tảng kiến thức và ít nhất hai năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo mật thông tin. Ứng viên cần hoàn thành $100 lệ phí thi không hoàn lại và nộp Đơn đăng ký dự thi hợp lệ trước khi mua voucher thi.
Số môn thi
Một bài thi: 312-50
Lệ phí thi
$500 USD. Kỳ thi được tổ chức trên hệ thống Pearson VUE; voucher thi được mua qua EC-Council
Tham khảo
3. GSEC: SANS GIAC Security Essentials
Essentials GIAC Security (GSEC) là chứng chỉ sơ cấp dành cho các chuyên gia muốn khẳng định hiểu biết về các khái niệm và thuật ngữ về bảo mật thông tin và sở hữu những kỹ năng và chuyên môn kỹ thuật cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ bảo mật. Cá nhân đạt chứng chỉ GSEC có kiến thức và kỹ năng kỹ thuật trong các lĩnh vực như các giao thức Wi-Fi, xác định và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng không dây phổ biến, thiết lập bản đồ và giao thức mạng, hệ thống chuyển mạch mạng điện thoại công cộng, kiểm soát và xác thực truy cập, quản lý mật khẩu, DNS, nguyên tắc mã hóa cơ bản, ICMP, IPv6, cơ sở hạ tầng công cộng, Linux, ...
Tên chứng chỉ
GIAC Security Essentials (GSEC)
Điều kiện tiên quyết và khóa học yêu cầu
Không có nhưng khuyến khích tham gia các khóa đào tạo
Số môn thi
1 bài thi (được sử dụng giáo trình nhưng không được sử dụng Internet và máy tính) được tổ chức trên hệ thống Pearson VUE
Lệ phí thi
$1,099 USD
Tham khảo
4. CISSP: Certified Information Systems Security Professional
CISSP là một trong những chứng chỉ cao cấp về bảo mật được thừa nhận trên toàn thế giới, được chứng nhận bởi tổ chức độc lập ISC2.Hiện có trên 63,000 người có chứng chỉ CISSP ở 134 quốc gia trên khắp thế giới. Khi an toàn an ninh thông tin được đặt dưới góc nhìn của nhà quản lý, nó được hữu hình hóa rõ ràng hơn bằng cách đưa ra những chủ đề và những lĩnh vực phổ biến nhất, gọi chung là Common Body of Knowledge (CBK).ISC2 cũng cung cấp ba chứng chỉ CISSP với mục tiêu chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực cụ thể trong bảo mật công nghệ thông tin:
·        Architecture (CISSP-ISSAP)
·        Engineering (CISSP-ISSEP)
·        Management (CISSP-ISSMP)
Tên chứng chỉ
Certified Information  Systems Security Professional (CISSP).
3 chứng chỉ chuyên môn lựa chọn:
·         CISSP Architecture (CISSP-ISSAP)
·         CISSP Engineering (CISSP-ISSEP)
·         CISSP Management (CISSP-ISSMP)
Điều kiện tiên quyết và khóa học yêu cầu 
It nhất 5 năm kinh nghiệm làm full-time về ít nhất 2 lĩnh vực trong CBK hoặc 4 năm kinh nghiệm về ít nhất hai tên miền CBK, có bằng đại học
Số môn thi
1 bài thi  CISSP, 1 bài thi lĩnh vực tự chọn
Lệ phí thi
Chứng chỉ CISSP là $599 USD; mỗi lĩnh vực lựa chọn CISSP là $399 USD
Tham khảo 
5. CISM: Certified Information Security Manager
Certified Information Security Manager (CISM) là chứng chỉ hàng đầu cho các chuyên gia IT có trách nhiệm quản lý, phát triển và giám sát hệ thống bảo mật thông tin trong các ứng dụng cấp doanh nghiệp, hoặc để phát triển bảo mật trong tổ chức. Người có chứng chỉ CISM có kỹ năng thành thạo trong việc quản lý rủi ro bảo mật, quản trị, quản lý và phát triển các chương trình, quản lý và khắc phục sự cố.
Tên chứng chỉ
Certified Information Security Manager (CISM)
Điều kiện tiên quyết và khóa học yêu cầu
Để đạt chứng chỉ CISM, ứng viên phải đáp ứng các yêu cầu:
1. Vượt qua kỳ thi CISM.
2. Cam kết tuân thủ ISACA Code of Professional Ethics.
3. Có 5 năm kinh nghiệm về bảo mật thông tin, trong đó có 3 năm làm việc về quản lý bảo mật thông tin trong tối thiểu 3 lĩnh vực phân tích. Kinh nghiệm phải được xác minh và trong quá trình 10 năm tính từ ngày nộp đơn đăng ký trở về trước hoặc trong vòng 5 năm sau khi đỗ kỳ thi. Có 1 số ngoại lên phụ thuộc vào các tiêu chuẩn đang sở hữu
4. Nộp đăng ký thi chứng chỉ (phí thủ tục là $50.) Chứng chỉ có giá trị 5 năm kể từ ngày đỗ kỳ thi
5. Đồng ý với chính sách giáo dục liên tục của CISM 
Số môn thi
1 bài thi trong tháng 6,9,12, các ứng viên được khuyến khích đăng ký sớm 
Lệ phí thi
Đăng ký online sớm: thành viên là $440, không phải thành viên là  $625
Đăng ký sớm qua Mail/fax: thành viên là $515, không thành viên $700
Đăng ký Online hạn chót:thanh viên là $490, không phải thành viên là $675: Member Đăng ký qua mail/fax hạn chót:thành viên là$565, không phải thành viên là $750
Tham khảo

Ngoài những chứng chỉ bảo mật trên, còn có rất nhiều chứng chỉ khác có thể phù hơp với nhu cầu nghề nghiệp của bất kỳ IT chuyên nghiệp nào quan tâm đến bảo mật thông tin. Bảo mật thông tin là một lĩnh vực thú vị, đầy thử thách và không ngừng phát triển, nơi bạn sẽ luôn luôn tìm thấy cơ hội làm việc tuyệt vời. Vì thế hãy cố gắng đạt được chứng chỉ bảo mật thông tin phù hợp và hỗ trợ cho sự nghiệp của bạn!
                                                                                                           Nguồn: Bachkhoa

Doanh nghiệp sống sao trong thời đại số

Doanh nghiệp sống sao trong thời đại số


Đây là cuộc cách mạng đang diễn ra âm thầm và ngày càng trở nên mạnh mẽ, tác động sâu sắc lên các doanh nghiệp toàn cầu. Theo đó, những doanh nghiệp không hay chậm thay đổi để theo kịp xu hướng này sẽ dần dần bị thay thế và đào thải. Trong những năm gần đây, nhiều thương hiệu lớn bị phá sản hoặc sáp nhập là minh chứng cho điều đó. 

Cho đến thời điểm hiện tại, thế giới đã diễn ra ba cuộc cách mạng công nghiệp lớn. Lần thứ nhất vào năm 1785 - chứng kiến sự trỗi dậy của nước Anh khi phát minh ra động cơ hơi nước và cơ khí hóa toàn bộ nền sản xuất đương thời. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra bắt đầu từ năm 1870, khi năng lượng điện được đưa vào sử dụng mở đầu thời đại sản xuất hàng loạt. Lần thứ ba bắt đầu vào khoảng cuối thập kỷ 1960, thế giới bước vào cuộc cách mạng tự động hóa cùng với sự phát triển của máy tính.

Cụm từ “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” ra đời từ một dự án quốc gia của nước Đức nhằm xúc tiến máy tính hóa, số hóa sản xuất trong các ngành công nghiệp vào những năm đầu thập kỷ 2010, nằm trong chiến lược tổng thể phát triển công nghệ cao của quốc gia hướng tới đáp ứng nhu cầu, giải quyết thách thức và tạo thế cạnh tranh một cách bền vững cho quốc gia, doanh nghiệp, công dân Đức trong tương lai xa. Từ những tiền đề ban đầu, các nhóm làm việc được lập ra tập trung vào các chủ đề khác nhau như Nhà máy Thông minh, Môi trường, Con người – Công việc, Yếu tố công nghệ. Chương trình này làm dấy nên phong trào các nước từ cường quốc đến các nước đang phát triển khởi xướng các chương trình chiến lược quốc gia tương tự như “Industry 4.0” phù hợp với đặc thù quốc gia mình. 

Điểm chung ở các quốc gia này là giới lãnh đạo nhìn thấy một cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tiềm ẩn đang và sẽ thay đổi hoàn toàn thế giới, xã hội, con người, doanh nghiệp trong tương lai không xa, mà nếu không chuẩn bị ngay sẽ có thể lỡ mất cơ hội để tồn tại, vươn lên hay duy trì vị trí trên bản đồ kinh tế - chính trị toàn cầu, hay đáp ứng các nhu cầu hay giải quyết các vấn đề trong tương lai ngay chính tại quốc gia đó. 

Có ý kiến cho là đây chỉ là sự kéo dài của Cách mạng số hay Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, nhưng theo ông Klaus Schwab – Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới thì chính tốc độ, phạm vi và tác động mang tính hệ thống của một cuộc cách mạng công nghiệp mới đang làm thay đổi cả chính cá nhân, xã hội, chính trị, kinh tế, doanh nghiệp trong hiện tai và tương lai. Những xu hướng, thành quả, ứng dụng công nghệ số cũng như công nghệ cao khác đã phá vỡ ranh giới giữa thế giới vật lý, thế giới ảo và thế giới sinh học. 

Bao trùm lên tất cả là sự thay đổi của các doanh nghiệp qua một thời kỳ mới - thời kỳ của Business 4.0.
Business 4.0 đã làm thay đổi toàn bộ nền kinh tế, nhiều mô hình kinh doanh mới ra đời với sự sáng tạo mang tính hủy diệt (Disruptive Innovation). Nó thay đổi hoàn toàn cách thức doanh nghiệp tương tác với khách hàng, từ phân tích nhu cầu, tiếp thị, bán hàng, đến chăm sóc khách hàng. Nó cũng thay đổi cách thức chúng ta quản trị doanh nghiệp và làm việc hằng ngày.

Doanh nghiệp Việt Nam đang ở đâu trong xu hướng Business 4.0 trên toàn cầu? Các lãnh đạo Việt Nam đã thay đổi tư duy để đón nhận sự thay đổi hay chưa? Làm sao để hiểu xu hướng phát triển thế giới? Những giải pháp nào giúp doanh nghiệp có thể áp dụng ngay để thay đổi doanh nghiệp, từ tiếp thị, bán hàng đến số hóa quản trị doanh nghiệp?...
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư - Industry 4.0 doanhnhansaigon
(Nguồn: Bài trình bày về Marketing 4.0 của Giáo sư Peter Fisk)
Theo ông Phan Thanh Sơn - chuyên gia tư vấn cao cấp, nguyên Tổng giám đốc CISCO Vietnam: “Industry 4.0 được nói đến như cuộc cách mạng số diễn ra rộng lớn trong các ngành công nghiệp sản xuất. Tuy nhiên những yếu tố tạo ra Industry 4.0 đã, đang và sẽ tạo ra những thay đổi lớn mang tính cách mạng trong các mặt quan hệ, quy trình của nền kinh tế như tài chính, kinh doanh, thương mại, hệ sinh thái, chuỗi cung ứng, cung - cầu… 

Ngành ngân hàng đã đề cập đến Banking 4.0, marketing đã đưa ra khái niệm Marketing 4.0, và một số nhà nghiên cứu kinh tế, doanh nghiệp tiên phong, tổ chức đã đưa ra khái niệm Business 4.0 - có mối liên hệ hai chiều chặt chẽ với Industry 4.0. Ngay chính chủ đề “Industry 4.0” được nói đến trong Diễn đàn WEF tại Davos cũng là một khái niệm mở rộng so với ý nghĩa ban đầu của “Industry 4.0”. Nhiều nước xuất phát điểm từ nước nghèo đã chớp được cơ hội để phát triển thành cường quốc kinh tế, nhiều doanh nghiệp ở các quốc gia này đã trở thành các tập đoàn hàng đầu thế giới trong các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, hai và ba. 

Nếu nhìn lại lịch sử thì cứ khoảng 100 năm lại có một loạt sự soái ngôi của doanh nghiệp và quốc gia trên bản đồ kinh tế thế giới. Trong bức tranh kinh tế toàn cầu phát triển theo các quy luật mới, cơ hội và thách thức cho danh nghiệp ở Việt Nam là bình đẳng với các doanh nghiệp ở các quốc gia khác, kể cả ở các cường quốc. Nếu hình dung được thế giới, xu hướng của tương lai, của Industry 4.0, Business 4.0 và xây dựng tầm nhìn, chiến lược dài hạn ngay từ bây giờ thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội thành công trong cuộc chơi của một nền kinh tế mới, nền kinh tế của Business 4.0 với các quy luật, thách thức và cơ hội hoàn toàn khác với những gì chúng ta có thể tưởng tượng được”.
         
Vietnam Business 4.0 Roadshow là một dự án cộng đồng ra đời với sứ mệnh nâng cao năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, bắt đầu bằng chuỗi sự kiện chia sẻ với các lãnh đạo (chủ tịch, tổng giám đốc) về xu hướng Business 4.0 và những mô hình điều hành doanh nghiệp mới dựa trên nền tảng công nghệ có thể áp dụng ngay vào doanh nghiệp Việt Nam

Ông Trần Ngọc Anh - Chủ tịch ANHGROUP, Trưởng BTC chia sẻ: “Vietnam Business 4.0 Roadshow sẽ đi đến các tỉnh thành trong cả nước và bắt đầu từ các thành phố lớn, chúng tôi mong muốn có nhiều doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững và mạnh mẽ để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam. Chúng tôi cùng các đối tác đồng hành cùng nhau hỗ trợ các chủ doanh nghiệp thay đổi tư duy, hiểu sự thay đổi trong kinh doanh trên toàn cầu; cung cấp cho doanh nghiệp những giải pháp quản lý và giải pháp sales/marketing mới dựa trên nền tảng công nghệ để doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, các doanh nghiệp sau khi tham dự chuỗi chương trình có thể mang các giải pháp về áp dụng ngay mà không phải tốn tiền đầu tư”.
                                                                    Nguồn: danhnhasaigon

Tổng hợp về Core i thế hệ 8 (Coffee Lake) - Intel phản đòn AMD với i7, i5 6 nhân, i3 4 nhân

Tổng hợp về Core i thế hệ 8 (Coffee Lake) - Intel phản đòn AMD với i7, i5 6 nhân, i3 4 nhân

Vào thời điểm này năm ngoái, chúng ta vẫn đang đợi Kaby Lake và cái tên này vẫn chưa hết nóng thì đến hôm nay, Intel đã gọi tên Coffee Lake - thế hệ Core i thứ 8. Những phiên bản vi xử lý dành cho máy tính phổ thông sẽ được công bố chính thức vào ngày 21 tháng 8 tới đây. Còn dưới đây sẽ là những thông tin tổng hợp đáng chú ý dựa trên những rò rỉ xoay quanh Coffee Lake:
Đang tải Intel Core 8th Coffee lake.jpg…
Đây là cấu hình của các phiên bản Core i thế hệ 8 đầu tiên dành cho desktop, chúng bao gồm Core i7-8700/8700K, Core i5-8400/8600K và Core i3-8100/8300/8350K. Tất cả vẫn được sản xuất trên tiến trình 14 nm nhưng Coffee Lake sẽ khiến cho Kaby Lake phải "khóc thét" bởi những thay đổi quá lớn. Điển hình như việc dòng Core i3 thế hệ Coffee Lake đã có các phiên bản 4 nhân 8 luồng và xung nhịp cao (dù vẫn không hỗ trợ Turbo Boost), Core i5 và Core i7 giờ đây đều có các phiên bản 6 nhân, 4 nhân đã là xưa cũ. Chưa kể đến là bộ đệm L3 đều tăng theo số nhân, ít nhất là 6 MB trên Core i3 và tối đa 12 MB trên Core i7. Trong khi đó mức TDP cao hơn với 95 W cho các phiên bản hỗ trợ OC (dòng K) và 65 W tiêu chuẩn cho các phiên bản còn lại.
Đang tải Core i7 Coffee Lake vs Kaby Lake.jpg…
Như vậy Core i7-8700K sẽ là flagship lần này, thay thế cho Core i7-7700K và được nâng cấp rất đáng kể với 6 nhân, 12 luồng và xung nhịp Turbo Boost 4,3 GHz trên tất cả các nhân. Con CPU này vẫn tương thích với socket LGA 1151 và khả năng là các nhà sản xuất bo mạch chủ sẽ mở rộng hỗ trợ Core I đời 8 trên các dòng bo 200 series (Z270, H270 …) và thậm chí là 100 series (Z170, H170 …) - đã có thông tin cho biết Core i thế hệ 8 cần bo mạch chủ mới, vẫn LGA 1151 nhưng có thể bố trí chân khác. Core i7-8700K cũng là con chip 6 nhân đầu tiên hướng đến phân khúc phổ thông.
Về xung nhịp thì Core i7-8700K mặc dù có xung nhịp cơ bản thấp hơn so với Core i7-7700K (3,7 GHz so với 4,2 GHz) nhưng xung nhịp Turbo Boost tối đa (tính theo đơn nhân) cao hơn 200 MHz, hiệu năng xử lý đặc biệt là đối với các tác vụ cần xung nhịp cao như game sẽ được tăng cường. Core i7-8700K hỗ trợ OC và mức TDP tăng thêm 4 W thành 95 W, trong khi Core i7-7700K là 91 W. Ngoài xung nhịp thì Core i7-8700K có dung lượng bộ đệm L3 đến 12 MB trong khi các phiên bản Core i7 phân khúc phổ thông xưa giờ chỉ tối đa 8 MB.
Về việc hỗ trợ RAM thì vi điều khiển bộ nhớ tích hợp trên Core i7-8700K lẫn 8700 chạy mặc định DDR4-2666 MHz và hỗ trợ OC DDR lên 4400 MHz+. Như vậy chúng ta sẽ có thể khai thác các loại RAM xung cao và hỗ trợ OC tốt hơn với thế hệ vi xử lý này.
Vi xử lý đồ họa tích hợp trên Core i7 thế hệ 8 vẫn chưa được tiết lộ, chỉ biết thuộc thế hệ GT2, mang mã Intel HD Graphics 730 và sẽ có 24 đơn vị thực thi.
Đang tải Core i5 Coffee Lake vs Kaby Lake.jpg…
Thú vị nhất là ở phân khúc Core i5, dòng Core i5 giờ đây cũng rất "mô-đen" với 6 nhân (Ryzen 5 có đối thủ rồi :D) nhưng tiếc là Intel vẫn duy trì truyền thống cũ với Core i5 tức bao nhiêu nhân bấy nhiêu luồng (6 nhân 6 luồng thay vì 6 nhân 12 luồng). Core i5-8600K tượng tự sẽ thay thế Core i5-7600K, phiên bản này cũng hỗ trợ OC và bộ đệm L3 tăng thành 9 MB từ 6 MB của phiên bản trước và TDP tăng thêm 4 W.
Xung nhịp của Core i5-8600K cũng có sự chênh lệch, xung cơ bản thấp hơn 200 MHz và Turbo Boost tối đa cao hơn 100 MHz so với Core i5-7600K. Mức chênh lệch này không nhiều nhưng nếu nhìn vào Core i5-8400 thì anh em sẽ thấy mức chênh đáng kể hơn với Turbo Boost tối đa đến 4 GHz, trong khi phiên bản Core i5-7400 tối đa chỉ 3,5 GHz, chênh lệch đến 500 MHz nhưng TDP vẫn là 65 W.
Đang tải Core i3 Coffee Lake vs Kaby Lake.jpg…
*Đính chính: Core i3-8350K và 3800 vẫn 4 nhân 4 luồng, không đa phân luồng!

Với những anh em có hầu bao không quá nhiều thì Core i3 vẫn là sự lựa chọn tốt nhất khi ráp máy và lần này với thế hệ Coffee Lake thì việc lựa chọn Core i3 sẽ còn giá trị hơn ở tầm giá gần $200.
Cả 3 phiên bản được Intel tiết lộ đều là vi xử lý 4 nhân và đặc biệt lại hỗ trợ đa luồng như anh lớn Core i7 và xung nhịp lên đến 4 GHz dù không hỗ trợ Turbo Boost như truyền thống xưa nay. Core i3-8350K thay cho Core i3-7350K, hiện là phiên bản cao cấp nhất ở dòng Core i3 với 4 nhân 8 luồng 4 luồng, xung nhịp ở 4 GHz và có đến 8 MB, gấp đôi. Nếu không tính đến Turbo Boost thì thông số của Core i3 thế hệ 8 này không khác gì các phiên bản Core i7 dòng K. Dĩ nhiên với những con số mát ruột như vậy thì Core i3-8350K có TDP cao hơn hẳn, 95 W trong khi phiên bản tiền nhiệm chỉ 60 W. Core i3-8300 có thông số tương tự Core i3-8350K, không hỗ trợ OC và TDP thấp hơn với 65 W.
Phiên bản phổ thấp nhất là Core i3-8100 và so với Core i3-7100 vốn được nhiều anh em ưa chuộng thì thông số của nó đủ khiến anh em chờ đợi với 4 nhân 4 luồng, xung nhịp 3,6 GHz và 6 MB bộ đệm, TDP 65 W.
Những thông số trên mình tổng hợp dựa trên những thông tin rò rỉ từ các nguồn đáng tin cậy, chưa phải là thông số chính thức từ Intel.
Đang tải Intel Roadmap.jpg…
Ngoài ra chúng ta còn có bảng lộ trình ra mắt các thế hệ vi xử lý của Intel từ đây đến Q2 2018. Theo đó Coffee Lake-S sẽ ra mắt trong khoảng Q4 năm nay, những gì mà anh em đã thấy ở trên với các phiên bản vi xử lý 6 và 4 nhân, 95 và 65 W và . Chuyển sang đầu năm sau thì sẽ có thêm các phiên bản 2 nhân, 35 W và Intel sẽ giới thiệu các chipset Cannon Lake (300 series, kiểu như Z370, H370 
                                      Nguồn : tinhte.vn

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2018

Phân biệt các phiên bản Windows 7 và so sánh các tính năng

Phân biệt các phiên bản Windows 7 và so sánh các tính năng


Window Seven có tổng cộng 6 phiên bản sau, dành cho tùy đối tượng sử dụng, cấu hình máy và phân khúc thị trường khác nhau (tính năng cũng sẽ khác nhau tùy theo phiên bản):
  • Window Seven Starter
  • Window Seven Home Basic
  • Window Seven Home Premium
  • Window Seven Professional
  • Window Seven Ultimate
  • Window Seven Enterprise
Bảng so sánh tính năng các phiên bản Windows 7:
So sánh tính năng các phiên bản Windows 7
Windows 7 Starter
Windows 7 Home BasicWindows 7 Home PremiumWindows 7 ProWindows 7 Ultimate
Giao diện trực quan với thanh tác vụ Taskbar và Jump list
Tính năng tìm kiếm nhanh với Windows Search
Duyệt web nhanh và bảo mật với Internet Explorer 8
Trung tâm hỗ trợ và quản lý máy tính Action Center
Bảng điều khiển các thiết bị kết nối Device Stage
Hỗ trợ nhiều người cùng dùng chung 1 máy tính với Credentials Manager
Giao diện gương trong suốt Aero Glass
Xem trước cửa sổ từ thanh Taskbar
Kết nối và chia sẻ mạng với Home Workgroup
Kết nối và chia sẻ mạng công ty với khả năng gia nhập miền (Domain)

Sao lưu và khôi phục hệ thống với Windows Backup and Restore
Chế độ Windows XP Mode giúp tương thích với các ứng dụng cũ trên Win XP
Bảo vệ dữ liệu với BitLocker



Hỗ trợ chuyển đổi với 35 ngôn ngữ



Lựa chọn phiên bản Windows 7 bản 32 bit hay 64 bit?
Hệ điều hành Windows 7 chính thức bán ra trên toàn thế giới với 6 phiên bản khác nhau: Windows 7 Starter, Home Basic, Home Premium, Professional, Ultimate và Enterprise
Windows 7 Starter là phiên bản tối giản và nhẹ nhất của hệ điều hành mới mà Microsoft sẽ chỉ bán ra cho các nhà sản xuất để cài đặt cho netbook. Người dùng Windows XP hay Vista không thể nâng cấp lên Windows 7 Starter. Cũng không có bản Windows 7 Starter 64 bit và các tính năng sẵn có như Backup và Restore Center sẽ không làm việc với các ổ đĩa chia sẻ qua mạng.
Phiên bản cho người dùng phổ thông và người dùng gia đình là Windows 7 Home Basic và Home Premium. Những tính năng phổ biến của hệ điều hành mới đều có mặt trong bản này, nổi bật là Aero Peek cho phép xem trước các ứng dụng và làm sạch màn hình desktop với Aero Shake. Windows 7 Home có cả bản 64 bit, có thể dùng tối đa dung lượng RAM 16 GB. Người dùng cũng sẽ dễ dàng nâng cấp lên các phiên bản Windows 7 Professional và Ultimate bất cứ lúc nào.
Windows 7 Professional đầy đủ và chuyên nghiệp hơn, giá 389,5 USD. Có tất cả những tính năng của bản Home Premium, bản Professional được xây dựng cho cả người dùng cá nhân và đối tượng doanh nghiệp nhỏ. Windows 7 Professional bản 64 bit hỗ trợ tối đa RAM 192 GB, hỗ trợ XP Mode và có thể làm việc cùng lúc trên 2 vi xử lý, hỗ trợ backup dữ liệu lên ổ đĩa trên mạng. Nhưng còn thiếu AppLocker, BitLocker, hạn chế trong Aero glass remote và cũng không hỗ trợ giao diện đa ngôn ngữ.
Windows 7 Ultimate giá bán lẻ 404 USD có tất cả những tính năng kể trên, thêm tính năng khởi động từ ổ đĩa ảo và hệ điều hành phụ cho các ứng dụng chạy các ứng dụng nền Unix. Đây là phiên bản dùng cho các đối tượng cao cấp mang tính quốc tế hay môi trường mạng nghiêm ngặt về bảo mật.
Windows 7 Ultimate và Enterprise thực chất nó không khác nhau là mấy, nhưng người dùng bình thường như bạn ở trên thì cài Ultimate thì hợp hơn, Enterprise sử dụng key MAK (chỉ có key MAK) có thể kích hoạt cho rất nhiều máy và đó là khác biệt chính của 2 phiên bản trên => bản Enterprise không bán lẻ cho người dùng thường.
Hầu hết các máy tính mới được bán ngày nay dùng bộ xử lý 64 bit. Những bộ vi xử lý hỗ trợ bộ nhớ RAM hơn so với bộ vi xử lý 32 bit, và cũng có thể xử lý thông tin tại một thời gian nhiều hơn so với các bộ vi xử lý tiền nhiệm của nó. Để tận dụng tính năng này, hệ điều hành Windows 7 cũng nên là 64 bit.
Với các phiên bản Windows trước, bạn phải quyết định rằng muốn cài bản 32 bit hay 64 bit trước, rồi sau đó mới mua. Còn ở Windows 7, cả bản 32 bit và 64 bit được gộp chung trong hộp. Bạn sẽ quyết định dùng bản nào lúc chuẩn bị cài đặt mà thôi.
                                                                                                           Nguồn: winbanquyen.com